Máy rửa bát vốn là 1 thiết bị thông minh, hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi hơn. Nhưng để đảm bảo tuổi thọ của máy rửa bát cũng như sự an toàn thì chúng ta phải lưu ý một số vật dụng không thể cho vào máy rửa bát như sau:
Hình1: Máy rửa bát – người bạn đồng hành trong căn bếp hiện đại
1.Đồ vật liệu gang thép, chống dính như chảo chống dính, nồi chiên không dầu…
Hầu như, một số loại đồ dùng nhà bếp như ” chảo, nồi…” đều có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch. Tuy nhiên, đối với một số loại sản phẩm đồ da dụng làm bằng gang thép có thể sẽ giảm tuổi thọ theo thời gian vì mất lớp phủ bề mặt hoặc gỉ sét do chất tẩy rửa và tia nước mạnh của máy rửa bát. Vậy nên, trước khi cho đồ dùng nhà bếp vào máy rửa bát để làm sạch, ta hãy lưu ý chất liệu cũng như lưu ý sử dụng trên bao bì của sản phảm nhé!
Hình 2: Đồ dùng nhà bếp bằng gang có chống dính
2. Đồ gỗ ghép
Một số loại vật dụng như thớt, đồ trang trí gỗ rất dễ bị ảnh hưởng do chịu nhiệt độ và áp lực của máy rửa bát. Từ đó, tạo nên các vết nứt vỡ từ các mối keo ghép giữa các miếng gỗ, cong vênh và hư hỏng
.
Hình 3: Đồ dùng gia đình nhà bếp bằng gỗ
Lời khuyên cho vấn đề này: Làm sạch bằng tay đồ dùng bằng gỗ ngay sau khi sử dụng để đảm bảo tuổi thọ. Có thể sử dụng baking soda để làm sạch.
3.Cốc giữ nhiệt du lịch
Một vật dụng đựng nước rất cần thiết để giữ nước lạnh vào mùa hè và nước nóng vào mùa đông với tính tiện lợi cao chính là cốc giữ nhiệt du lịch. Nhưng nếu khi đem chúng làm sạch bằng máy rửa bát liệu có thực sự phù hợp? Câu trả lời là không. Qua quá trình làm sạch bằng máy rửa bát cốc sẽ bị hỏng lớp đệm chân không. Từ đó, làm mất khả năng giữ nhiệt của cốc, bình.
Hình 4: Cốc giữ nhiệt du lịch
4. Đồ dùng bằng nhôm
Những vật dụng bằng nhôm có vẻ ngoài sáng bóng sẽ nhanh chóng bị xỉn màu hoặc có khi ngay từ lần đầu tiên rửa bằng máy rửa bát. Thậm chí, còn bị thâm đen và thôi ra các vật dụng khác cùng mẻ bát đang rửa.
Hình 5: Đồ dùng nhà bếp bằng nhôm
5. Đồ dùng trang trí bằng pha lê cao cấp
Các đồ trang trí bằng pha lê cao cấp, đắt tiền có hoạ tiết tinh xảo sẽ không thể chịu được nhiệt độ cao từ quá trình rửa bát. Vì thế, sẽ khiến vật dụng bị rạn, vỡ khi rửa trong máy rửa bát.
Hình 6: Bình thuỷ tinh pha lê cao cấp
6. Những đồ gốm làm thủ công hay đồ sứ có chi tiết vẽ tay hoặc đồ sứ có mạ vàng, bạc…
Các vật dụng như dao, bát, thìa… sau khi được mạ vàng, bạc, làm thủ công sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và nồng độ chất tẩy cao. Những vật dụng này có khả năng chịu kém sẽ nhanh chóng bị oxi hoá, mất màu, biến các hoạ tiết thành màu trắng phau sau một thời gian.
Hình 7: Bộ dụng cụ nhà bếp mạ vàng
Nhưng ngoài ra, một giải pháp cho vấn đề nồng độ chất tẩy cao từ các sản phẩm chất tẩy đó là thay vào đó là lựa chọn một sản phẩm có thành phần hữu cơ và enzyms hoạt tính cao như bột sinh học Satos.
Hình 8: Bột sinh học Satos – giải pháp thay thế cho các loại chất tẩy rửa có nồng độ chất tẩy cao
7. Dao, kéo
Việc làm sạch dao kéo bằng máy rửa bát có thể làm mòn và khiến chúng trở nên kém sắc hơn. Ngoài ra, nước nóng và nhiệt độ cao sẽ làm lỏng tay cầm. Nếu vô tình chạm tay vào lưỡi dao khi lấy vật dụng sau khi chu trình rửa hoàn thành cũng có thể khiến bạn bị thương.
8. Những vật dụng có miệng nhỏ như bình, chai, lọ
Với diện tích vật dụng nhỏ sẽ khiến máy rửa bát làm sạch chúng khó khăn bởi k thể phun nước vào bên trong để rửa hoàn toàn.
9. Đồ nhựa
Như chúng ta đều biết, nhiệt độ trong máy rửa bát là rất cao. Điều này sẽ làm biến dạng vật dụng, sinh ra các chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ chúng ta.
Hôm trước có chị bỏ cả hoa giả vào trong máy rửa bát để rửa nữa. Cả nhà nghĩ sao về trường hợp này?
Hy vọng với bài biết nhỏ này, cùng với những thông tin chúng tôi mang tới sẽ bổ ích và giúp máy rửa bát cũng như vật dụng nhà bếp của các bạn được bảo quản tốt, bền lâu hơn. Mọi thắc mắc cũng như thông tin về sản phẩm các bạn có thể liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline:0974750950